Giày lười da bò nam dập vân cá sấu GL71 nâu (Tặng ví & dây lưng)
Ma giam gia 01
► Giam gia 5%
Copon 10%
► Giam 10 % cho don hang 5tr
- Thoong so 1 Gía trị thành phần, Thông số 1
- Thông số 2 Gía trị thành phần, Thông số 2
- Thông số 3 Gía trị thành phần, Thông số 2
- Thông số 4 Gía trị thành phần, Thông số 2
- Thông số 5 Gía trị thành phần, Thông số 2
- Thông số 6 Gía trị thành phần, Thông số 2
Tổng thư ký NATO thông báo phân tích sơ bộ cho thấy vụ nổ ở Ba Lan nhiều khả năng do tên lửa phòng không Ukraine, nhưng đây không phải hành vi có chủ ý.
"Cuộc điều tra đang diễn ra và chúng ta cần chờ kết quả cuối cùng. Nhưng chúng tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy đây là cuộc tấn công có chủ ý. Phân tích sơ bộ cho thấy sự việc nhiều khả năng do tên lửa phòng không Ukraine bắn ra để bảo vệ lãnh thổ Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Nga", Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói ngày 16/11.
"Đây không phải lỗi của Ukraine. Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng khi tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine", ông Stoltenberg cho hay.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trước đó cũng nêu nhận định tương tự. "Hoàn toàn không có gì chỉ ra đây là cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào Ba Lan. Rất có khả năng đó là tên lửa được sử dụng trong hệ thống phòng thủ, nghĩa là nó được lực lượng phòng vệ Ukraine sử dụng", ông nói với các phóng viên, thêm rằng đây có thể là tên lửa phòng không S-300.
"Chúng tôi không có bằng chứng tên lửa do phía Nga phóng", ông Duda nói thêm. Tổng thư ký NATO cũng khẳng định "không có dấu hiệu cho thấy Nga lên kế hoạch tấn công vào NATO".
[Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ, hôm 16/11. Ảnh: Reuters.]
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ, ngày 16/11. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phát biểu rằng nước này vẫn tiếp tục cân nhắc khả năng kích hoạt Điều 4 của NATO, nhưng có vẻ "không cần thiết".
Ukraine chưa phản hồi về phát biểu của Tổng thư ký NATO và các lãnh đạo Ba Lan. Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba bác tin tên lửa nước này rơi xuống Ba Lan, gọi cáo buộc này là "thuyết âm mưu".
Quảng cáo
Điều 4 trong Hiến chương NATO nêu rằng các quốc gia thành viên "sẽ cùng nhau tham vấn bất cứ khi nào, theo đề xuất từ bất kỳ nước nào, về sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh" của một thành viên khác khi họ bị đe dọa.
Nếu Ba Lan viện dẫn Điều 4, vụ tên lửa rơi trên lãnh thổ nước này sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định chính trị của NATO.
Các quốc gia thành viên không bắt buộc phải hành động nếu Điều 4 được kích hoạt, mặc dù những cuộc thảo luận như vậy có thể dẫn đến quyết định thực hiện hành động chung của NATO.
Điều 4 đã được kích hoạt 7 lần kể từ khi NATO thành lập vào năm 1949. Gần đây nhất, Latvia, Litva, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Romania và Slovakia đã viện dẫn điều khoản này để tổ chức các cuộc họp của khối sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Giới chức Ba Lan ngày 15/11 thông báo tên lửa rơi xuống làng Przewodow ở đông nam nước này, giáp biên giới với Ukraine, khiến hai dân thường thiệt mạng. Tổng thống Ukraine Zelensky cáo buộc "tên lửa của lực lượng Nga tập kích Ba Lan", cho rằng đây là hành vi "tấn công lãnh thổ NATO" và vào "cam kết an ninh tập thể".
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng tên lửa "ít có khả năng được phóng từ Nga". Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tên lửa rơi là tên lửa phòng không S-300 của quân đội Ukraine.
Liên Xô bắt đầu đưa S-300 vào biên chế từ năm 1978, hiện có gần 20 quốc gia trên thế giới sở hữu tổ hợp phòng không này.